Tại sao bạn luyện tập chơi đàn piano trong một thời gian dài nhưng lại chưa thành công? Bạn đang gặp lỗi nào hay chơi chưa tốt ở kỹ thuật nào? Bài viết dưới đây, Âm Nhạc Việt Thanh sẽ chia sẻ những kỹ thuật tuy cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng khi chơi đàn piano cũng như giúp rút ngắn thời gian chơi thành thạo đàn.
CÁC KỸ THUẬT LUYỆN NGÓN CHƠI ĐÀN PIANO
1. Giữ cong bàn tay và ngón tay cho hợp lý
Bàn tay và ngón tay khi chơi đàn piano đều phải đặt ở một tư thế hơi cong, có thể đây là một việc hơi khó đối với những bạn khi mới tập luyện, bạn sẽ cảm thấy ngộ ngộ và khó thực hiện. Tuy nhiên sẽ rất dễ dàng đối với những bạn đã tiếp xúc và hay đánh bàn phím máy tính hằng ngày. Tư thế các ngón tay cong cũng giống như việc bạn đánh máy tính vậy.
Nếu như những bạn chưa bao giờ đánh máy tính thì có thể tập luyện hằng ngày với động tác cầm banh tennis hay một quả bóng tròn. Đây là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả khi học đàn piano cơ và đàn piano điện.
Có nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao khi chơi đàn piano phải giữ những ngón tay cong như vậy? Khi giữ ngón tay cong bạn sẽ có những lợi thế sau:
– Bàn tay của bạn sẽ không nhanh mỏi.
– Bạn có thể nhanh chóng thay đổi tốc độ chơi nhanh hay chậm.
– Bạn sẽ hạn chế được việc chuột rút.
Cổ tay người chơi đàn piano điện hay cơ thường đặt ngang với phím đàn, không được đặt quá cao và quá thấp. Nếu như cổ tay bạn đặt cao hơn so với phím đàn thì tay bạn nhanh chóng mỏi, còn nếu cổ tay bạn thấp sẽ có xu hướng đè lên những phím đàn.
2. Vị trí các ngón tay trên bàn phím
Giống như khi gõ phím trên máy tính việc bạn thuộc vị trí những nốt và ngón tay để có thể đánh nốt một cách nhanh chóng. Và trong chơi đàn piano cũng vậy! Các bạn nên thuộc các nốt và vị trí trên bàn phím, để việc tăng tốc lướt phím dễ dàng. Và chắc chắn việc này những bạn mới học thường được các thầy cô hướng dẫn bước này. Tuy nhiên, để việc học đàn piano dễ dàng hơn, bạn nên ghi chú lên phím hay ngón tay.
Móng tay sẽ phát triển rất nhanh ở người phải sử dụng đến ngón tay nhiều, nhất là những người chơi đàn và những người đánh máy chữ. Chính vì thế, khi tập đàn Piano bạn cũng nên chú ý đến độ dài của móng tay. Nếu móng tay quá dài, khi tiếp xúc với phím đàn sẽ tạo ra những âm thanh khó chịu.
Bạn không nên cắt ngắn tối đa độ dài của móng tay, nhưng cũng nên để ở độ dài hợp lý. Sao cho khi bạn chơi đàn không phát ra những tiếng lách tách do móng tay và phím đàn va vào nhau.
NHỮNG TÁC HẠI KHI CHƠI ĐÀN PIANO KHI TƯ THẾ TAY KHÔNG CHUẨN
Tư thế đặt tay trên phím đàn không chuẩn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho người học khi lướt phím, hơn nữa, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tay.
– Thứ 1 khó phát triển kỹ thuật học đàn: Nếu đặt tay không đúng tư thế, các ngón tay sẽ không thể thao tác uyển chuyển, linh hoạt, dẫn đến việc không thể tăng tốc. Trong khi đó tốc độ là yếu tố kỹ thuật khá quan trọng trong học đàn. Tư thế đặt tay không đúng cũng là nguyên nhân khiến người học gặp nhiều lỗi hơn khi lướt phím.
– Thứ 2 bị chuột rút: Đây là một trong những tình trạng mà người mới học đàn piano thường gặp phải. Nguyên nhân có thể do người học chưa khởi động tay trước khi luyện đàn, hoặc do đặt tay trên bàn phím không đúng tư thế. Bị chuột rút sẽ cản trở bạn rất nhiều trong quá trình học đàn, bạn sẽ không thể luyện tập đàn thường xuyên. Trong khi đó việc luyện tập thường xuyên, đều đặn hàng ngày là nguyên tắc không thể thiếu trong học đàn piano.
– Thứ 3 viêm cơ tay: nếu bạn chơi đàn piano trong một thời gian dài với tư thế đặt tay không đúng, bạn có thể bị viêm cơ tay, nhất là khi chơi đàn piano cơ.
>> Xem thêm: nên mua piano cơ hay piano điện |
Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc đã có thêm những bí quyết khi luyện ngón cũng như tránh các lỗi dễ mắc phải để luyện tập thành công chơi đàn piano trong thời gian ngắn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi!