Hiện tại ở thị trường Việt Nam có rất nhiều dòng piano cũ đã qua sử dụng đến từ vô số các thương hiệu trên toàn thế giới với các mức giá đa dạng và nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Nhưng cũng không dễ gì để cho một người mới bắt đầu tìm hiểu về piano chọn lựa cho mình một sản phẩm piano cũ đã qua sử dụng phù hợp với nhu cầu vì có rất nhiều khía cạnh cần cân nhắc khi chọn lựa đàn secondhand như: thương hiệu sản xuất, nhà phân phối uy tín, size đàn phù hợp với nhu cầu, mẫu mã chức năng sản phẩm và quan trọng nhất không thể bỏ qua là giá thành hợp lí vừa túi tiền đầu tư. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn về thị trường đàn piano cũ tại Việt Nam nhằm hỗ trợ bạn lựa chọn được một sản phẩm piano ưng ý phù hợp với bạn, chúng ta cùng đi tới các thông tin về thị trường hiện nay mà bạn cần biết sau đây.
– Thương hiệu sản xuất: Đây là một yếu tố tiên quyết được đưa lên hàng đầu khi tìm hiểu chọn lựa piano vì thương hiệu đàn sẽ phản ánh về chất lượng và độ uy tín của sản phẩm do hãng đó phân phối. Hiện nay ở Việt Nam nói về piano đã qua sử dụng thì phần lớn người chơi đều sẽ nghĩ ngay đến 2 ông lớn đến từ Nhật Bản là Kawai và Yamaha, tầm ảnh hưởng của 2 thương hiệu này đến thị trường là vô cùng lớn với số lượng sản phẩm cả cũ và mới được phủ sóng hơn 80%. Lí do 2 thương hiệu Kawai và Yamaha có sức ảnh hưởng như vậy vì các sản phẩm piano cũ của cả hai hãng này phần lớn được sản xuất tại Nhật Bản với chất lượng âm thanh rất tốt, ngoại hình và kết cấu được làm chắc chắn bền bỉ, phụ kiện và dịch vụ hỗ trợ đầy đủ…Ngoài ra còn có các sản phẩm “ngoài dòng” hay còn gọi là “ hiệu lạ” cũng được sản xuất tại Nhật Bản như: Apollo, Barock, Atlas, Rosenstock,…các sản phẩm này thường có kiểu dáng lạ mắt với các màu gỗ, satin, nâu đỏ,…Các model “ngoài dòng” này thường có âm thanh ở mức tạm ổn chứ khó lòng so sánh được với 2 ông lớn Kawai và Yamaha vì mục đích chính của các model này phần nhiều là dùng để giải trí đơn giản và trưng bày trang trí. Chiếm số ít trong thị trường đàn cũ là các sản phẩm từ các nhà sản xuất Châu Âu như Đức, Ý, Anh,… và được xếp vào phân khúc “to tiền” như: Steinway & Sons, Boston, Essex, Fazioli,… đây là các thương hiệu có giá thành cao dù có là các sản phẩm đã qua sử dụng vì được sản xuất tại các nước Châu Âu có chi phí nhân công và di chuyển cao, tất nhiên sản phẩm của các hãng này thường có chất lượng rất tốt và không chê vào đâu được nhưng do có giá thành ở mức ngang ngửa với đàn mới của Nhật Bản nên rõ ràng các mẫu piano của các hãng này không được các nhà phân phối nhập về nhiều vì rất ít khách hàng mua đàn piano cũ nhắm đến.
– Nhà phân phối : Khía cạnh tiếp theo mà ai mua đàn cũng đều quan tâm đó là nhà nhập khẩu và phân phối các sản phẩm piano cũ tại Việt Nam. Đây là một yếu tố quyết định khá nhiều đến trải nghiệm và sự hài lòng khi mua hàng của người tiêu dùng vì rõ ràng công ty bán hàng cho bạn sẽ là người tư vấn, hướng dẫn bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bạn và cũng là người hỗ trợ bạn khi sử dụng như các thức bảo quản, bảo hành sản phẩm, bào trì định kì cho sản phẩm mà bạn mua. Các yếu tố để lựa chọn một nhà phân phối và cung cấp đàn đó là: độ phủ sóng của thương hiệu công ty, sự lâu đời và kinh nghiệm trong nghề, các hãng đàn và thương hiệu nhạc cụ mà công ty phân phối liên kết có giấy tờ xác nhận rõ ràng (hay còn được hiểu là nguồn hàng uy tín ), đánh giá của các khách hàng đã từng mua đàn tại đây qua các kênh và nguồn thông tin mà bạn tìm hiểu được như người thân bạn bè và trên mạng, tất nhiên quan trọng nhất vẫn là trải nghiệm thực tế của bạn khi xem trực tiếp tại showroom của những nơi này sẽ phản ánh rõ ràng nhất sự chuyên nghiệp và tin cậy của họ. Khi bạn trải nghiệm trực tiếp bạn sẽ nhìn thấy rõ về các sản phẩm họ đang bán, giá thành, các giấy tờ chứng nhận xuất nhập khẩu của sản phẩm, sự chuyên nghiệp và hiểu biết của nhân viên, các cam kết bảo hành của họ dành cho sản phẩm mà bạn sẽ mua. Đây là một bước vô cùng quan trọng khi lựa chọn mua đàn vì tôi chắc chắn với bạn rằng phần lớn cảm giác hài lòng của bạn sẽ được quyết định bởi nhà phân phối đàn mà bạn chọn mua, đơn giản vì piano là một sản phẩm cần được bảo trì và chăm sóc tốt và những điều đó bạn cần được đơn vị cung cấp hỗ trợ rất tốt để mang lại trải nghiệm thoải mái khi dùng. Piano Việt Thanh với hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành piano rõ ràng là một lựa chọn tốt nhất mà bạn có thể gửi gắm niềm tin, với bề dày nhiều năm kinh doanh cùng với độ uy tín và liên kết trực tiếp với các thương hiệu đàn piano hàng đầu thế giới như Kawai, Yamaha, JUPA,…thì khách hàng có thể yên tâm chọn lựa khi mua đàn piano cũ chất lượng.
– Mẫu mã và các thông số kĩ thuật quan trọng: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu mã với các kích cỡ và thống số khác nhau, bạn cần tìm hiểu về chúng để mua được một cây đàn vừa vặn với không gian và nhu cầu sử dụng của bạn. Thông số đầu tiên mà bạn cần quan tâm đó là kích thước của cây piano đặc biệt là chiều cao, chiều cao của sẽ quyết định tới vị trí đặt sản phẩm, độ lớn và vang vọng của cây đàn mang lại. Các size thông dụng hiện nay với đàn piano cũ upright là: U1- 121cm , U2 – 126cm, và U3 – 131cm, ngoài ra vẫn có các dòng có kích thước ngoài 3 size tiêu chuẩn này như: 109cm, 116cm, 128cm, 134cm,… nhưng số lượng không quá nhiều. Tiếp theo các mẫu đàn thông dụng mà bạn dễ dàng tìm thấy ở các shop đàn hoặc được thầy cô bạn bè giới thiệu như: Yamaha U3H, U1H, U2H, W106, U3A, YUX, UX3, U30A, U1A, C3B, G5E… hoặc Kawai BL12, BL31, BL51, BL61, BL71, KS3F, KS5F, KG3E,…đây là các model đã quá quen thuộc ở thị trường Việt Nam vì giá cả hợp lí, chất lượng ổn định và âm thanh rất vừa tai, cùng với đó là chất lượng đã được khẳng định từ chính các người dùng trước mách bảo lại. Ngoài ra còn một yếu tố quan trọng nữa là màu sắc và họa tiết của sản phẩm phù hợp với nội thất mà bạn thiết kế cho nơi đặt đàn piano của mình, đa số các sản phẩm piano thường sẽ có thiết kế vuông vức thẳng và có màu đen bóng, còn lại là các cây piano có màu trắng hoặc màu gỗ nâu, gỗ mahogany, hoặc gỗ đỏ satin như màu cánh gián.
– Giá thành sản phẩm: Cuối cùng là về tình hình giá cả của sản phẩm piano hiện nay của piano tại Việt Nam, hiện tại trên thị trường giá cả của sản phẩm là một điều làm các khách hàng hết sức phân vân vì có quá nhiều lựa chọn từ nhiều nhà cung cấp. Thậm chí cùng một model sản phẩm như Yamaha U3H thì giá cả từ các nhà phân phối lẻ cũng có biên giá chênh lệch rất lớn từ 50 triệu đến 70 triệu, vậy vì đâu lại có sự chênh lệch lớn đến vậy cho một model sản phẩm ?
Câu trả lời cho vấn đề này là ở sản phẩm chúng ta đang mua là piano cũ đã qua sử dụng, với sản phẩm đã qua sử dụng thì mỗi một cây đàn sẽ có một tình trạng riêng, chất lượng riêng của nó không hề giống bất cứ cây đàn cùng model nào khác bởi đơn giản nó đã trải qua ít nhất 20-30 năm sử dụng thì tùy vào chủ sở hữu trước cây đàn sẽ có các tác động khác nhau. Đối với người sử dụng trước có ý thức giữ gìn sản phẩm, bảo quản tốt thì rõ ràng sản phẩm họ bán đi và được phân phối đến tay bạn sẽ có chất lượng hơn hẳn một cây đàn đã được bảo quản không tốt hoặc sử dụng với cường độ quá cao và tuổi thọ không còn nhiều.
Vậy làm cách nào để người tiêu dùng có thể biết rằng giá thành mình bỏ ra cho cây đàn bạn đang nhắm tới là chính xác và không bị hớ ? Câu trả lời là bạn phải nghiệm thực tế về âm thanh, xem xét hình dáng bên ngoài và bên trong của sản phẩm. Xem xét các giấy tờ đánh giá chất lượng và nhập khẩu có độ tin cậy cao đến từ nơi đánh giá uy tín như JUPA – JAPAN USED PIANO ASSOCIATION( Hiệp hội đàn piano cũ Nhật Bản – nơi đánh giá uy tín và công tâm nhất tại Nhật Bản dành cho piano cũ)
Giá của các model piano cũ thông dụng hiện nay mình sẽ liệt kê cho các bạn có thể tham khảo thêm như:
– Upright Yamaha: U1H (42 – 55 triệu), U2H (44 – 50 triệu), U3H (50 – 61 triệu), U3M (44 – 50 triệu), U3A (69 – 78 triệu), U30BL (74 – 85 triệu), UX3 (84 – 95 triệu), U1A (58 – 65 triệu), W106 (68 – 80 triệu), W106B (73 –85 triệu),…
– Grand Yamaha: C3B (174 – 190 triệu), G2A (164 – 180 triệu), G5E (174 – 189 triệu), C7B (244 – 350 triệu),C5 (230 – 350 triệu),…
– Upright Kawai: BL12 (32 – 37 triệu), BL31 (37 – 40 triệu), BL51 (38 – 42 triệu), BL61 (44 – 50 triệu), BL71 (44 – 50 triệu), KS3F (44 – 51 triệu), KS5F (45 – 52 triệu),…Grand Kawai: KG3E( 170 – 185 triệu), KG2D( 160 – 180 triệu),…
– Steinway & Son: giá dao động từ 400 triệu – 5 tỉ.
– Boston: giá dao động từ 200 triệu – 800 triệu.
– Các dòng hiệu lạ của Nhật Bản trên thị trường đối với hàng còn tốt và sử dụng ổn thường có mức giá từ 25-30 triệu đồng.
Mong rằng bài viết đánh giá chung về thị trường piano cũ hiện nay tại Việt Nam ở trên sẽ là cái nhìn tổng quát đầu tiên và hỗ trợ tốt cho bạn trong việc lựa chọn cho mình một cây piano cũ chất lượng với giá cả phải chăng và trải nghiệm mua hàng tuyệt vời tại cửa hàng phân phối đàn uy tín dành cho bạn. Cám ơn bạn đã đọc bài viết này chúc bạn thành công trên con đường âm nhạc.