Khi lựa chọn sở hữu những cây đàn piano điện hoặc keyboard, người dùng ít khi đề cập đến yếu tố thiết kế. Những hãng đàn hàng đầu thế giới hầu như tập trung vào chức năng của đàn, đó là sự xuất sắc về công nghệ được kiểm soát chất lượng một cách tỉ mỉ trong một sản phẩm trải qua nhiều năm cải tiến và sửa đổi. Bởi vì chúng ta luôn hy vọng có thể mang đến sự chân thật cả về âm thanh lẫn độ chạm phím, vì vậy chúng trở nên khó khăn và giá thành cũng đắt hơn cho các hãng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của mỗi khách hàng. Chúng quan trọng đến mức mà nếu lựa chọn sai lầm có thể khiến bạn mất một khoản tiền mà nhận lại một sản phẩm không mang đến sự tự nhiên hay âm thanh chất lượng thấp. Và dĩ nhiên chúng cũng dẫn tới việc các kĩ thuật ngón của bạn dần trở nên tồi tệ. Vì vậy hôm nay, tôi sẽ tập trung vào những hãng piano điện đáng tin cậy nhất có mặt trên thị trường. Hãy thử xem thị trường piano điện của chúng ta có gì nhé?

 

Quá trình tiến hóa của piano điện: trước đây và bây giờ

 

Quá trình tiến hóa của piano điện: trước đây và bây giờ

 

Ý tưởng sản xuất những chiếc đàn piano điện được bắt đầu từ những năm 1920 nhưng phải cho đến mãi những năm 50 thì nó mới thực sự phổ biến. Các nghệ sĩ như Ray Charles bắt đầu kỹ thuật số hóa âm thanh và khái niệm về một chiếc đàn nhẹ nhàng hơn, âm thanh đa dạng hơn nhưng vẫn giữ nguyên kiểu dáng upright hay grand bắt đầu thực sự được khai sinh. Từ đó cho đến những năm 90, những chiếc đàn piano đã đổi khác, âm thanh mô phỏng đáng chú ý, thực sự cho synth và funk. Và khi mọi thứ đổi thay, các công ty cũng bắt đầu có thể mô phòng âm thanh của những chiếc piano acoustic và nhu cầu mô phòng một cách hoàn chỉnh những chiếc piano ngày càng tăng lên. Đó là sự phát triển nhanh chóng về số lượng cho tới ngày hôm nay, có vô số những cây đàn piano điện đặc biệt có thể mang đến âm thanh cho đến cảm nhận bàn phím vô cùng chân thực và rõ ràng. Và bên cạnh đó cũng có những sự lựa chọn bên cạnh piano điện là các mẫu synth độc đáo. Chỉ trong năm 2017, ở Mỹ đã bán ra tới 161 000 chiếc piano điện. Và dĩ nhiên, có rất nhiều công ty chiếm lĩnh thị phần trong cuộc đua này hạ giá các mẫu piano dành cho mức mới bắt đầu. Ngày nay, chúng ta còn chứng kiến sự xuất hiện của hybrids piano, mẫu piano acoustic vô cùng chân thực với dây đàn và bộ máy cơ khí giống hệt những mẫu đàn truyền thống những có them nhiều chức năng kĩ thuật số tuyệt vời khác. Chúng thực sự khá đắt những bạn có thể tìm hiểu chúng từ các thương hiệu piano kĩ thuật số hàng đầu hiện nay miễn là bạn biết chúng là gì và chúng có điều gì đặc biệt trong đó.

 

Những thương hiệu đàn piano điện tốt nhất.

 

Đánh giá các thương hiệu piano và keyboard tốt nhất hiện nay

 

Sau khi thực hiện nhiều nghiên cứu căn bản dựa trên các mẫu piano điện và tính năng của nó, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng có hàng tá các thương hiệu khác nhau trên thị trường và một trong số đó bạn có lẽ còn chưa bao giờ nghe thấy. Liệu những chiếc piano điện này có cùng mang đến một mức độ chất lượng và độ tin tưởng giống nhau? Tất nhiên là không rồi, trong thực tế có khá nhiều thương hiệu mà bạn nên tránh xa dù ở mức giá thành nào. Để làm rõ hơn điều này, tôi sẽ cho bạn thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của những hãng piano phổ biến. Tôi sẽ mang đến 6 thương hiệu đáng tin cậy nhất được đánh giá dựa trên trải nghiệm của tôi và những người chơi khác, và sau đó tôi sẽ đề cập đến những hãng đàn mà bạn nên tránh mua phải với một số lí lẽ.

Và những thương hiệu piano điện tốt nhất là: Roland, Yamaha, Casio, Kawai, Korg, Nord(Clavia).

 

1. ROLAND.

 

Roland là thương hiệu piano có trụ sở chính tại Hamamatsu Nhật Bản được thành lập vào năm 1972. Đến nay họ mở rộng chi nhánh tại Malaysia và Trung Quốc với tổng nhân công là 3060 người(2013) và đạt doanh thu 788 triệu dollar năm 2014.

 

Không giống như Yamaha hay Casio, các sản phẩm của Roland tập trung nhiều vào âm nhạc. Những chiếc đàn piano của hãng được cho là một trong những sản phẩm âm nhạc kỹ thuật số quan trọng nhất trong những sản phẩm được ra mắt, thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Những gì mà bạn có thể tưởng tượng về thương hiệu này chính là 40 năm giá trị của piano được cải thiện từng ngày. Các cây đàn của Roland lúc nào cũng có chất lượng cao và cũng vì họ chỉ tập trung vào piano điện nên bạn có thể nói rằng chúng có một vị thế tốt hơn tất cả những công ty khác, dành lấy vị trí tiên phong trong ngành.

 

Ở Roland ta có thể tìm thấy đa dạng các mẫu nhạc cụ từ piano dành cho sân khấu đến piano điện console và cả dòng piano di động. Thương hiệu này rất dễ nhận diện trên thị trường và sản phẩm của họ luôn là mới nhất.

 

Dòng đàn RD dành cho sân khấu có lẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất và bền bỉ nhất cho những màn trình diễn hoành tráng của bạn. Thực tế, Roland rất tự tin về các sản phẩm của họ, những dòng đàn như HP, LX, HPi, DP, KF hay GP đều sở hữu tới 10 năm bảo hành – lợi ích tốt nhất trong tất cả các thương hiệu trên thị trường. Sự hỗ trợ tương ứng đối với các sản phẩm cũng rất tuyệt vời khi hệ thống được cập nhất thường xuyên và có những điều khoản chặt chẽ về sửa chữa, bảo dưỡng. Ngay cả website chính thức của họ cũng có những bài hướng dẫn đầy đủ để giúp bạn có thể làm quen với nhạc cụ mới.

 

Roland cũng có những bước tiến đáng kể trong việc sản xuất bộ máy đàn piano điện. Điển hình là bộ máy đàn PHA-4 Concert bao gồm phím đàn ngà voi tổng hợp, ngăn bàn tay bạn trượt khỏi bàn phím trong khi cơ chế hybrid chất liệu gỗ hàng đầu PHA-50 có trong các dòng piano DP và HP cũng như chiếc đàn FP-90 hay RD-2000.

 

Phần trung tâm của phím đàn được làm từ gỗ thật với công nghệ mô phỏng ngà voi của PHA-4 được phủ toàn bộ mặt ngoài. Bên cạnh đó, còn có hệ thống bàn đạp có tính năng tái mô phỏng bàn đạp soft và sostenuti với độ nặng cũng như chức năng khác nhau. Chất lượng của các cây đàn thuộc nhãn hiệu Roland là không có gì phải bàn cãi nhưng có lẽ mức giá của chúng là khá đắt. Trong dòng đàn portable, FP-90 có giá 1900$ trong khi dòng P phổ biển của Yamaha chỉ có 1499$.

 

Thậm chí, những cây đàn thuộc hàng đầu như dòng V-piano grand có mức giá cao tới 20000$. Dĩ nhiên vì đó là cây đàn có chất lượng cao nhất nên đó không phải là điều đáng ngạc nhiên. Bên cạnh đó, nếu bạn để ý những dòng đàn phổ thông với mức giá hợp lí hơn như RP hay FP, bạn sẽ có được công nghệ SuperNATURAL mang đến âm thanh ổn định tự nhiên dựa vào vận tốc và phím đàn, âm thanh phát ra có sự chân thật hơn. Cộng thêm đó còn là hệ thống bàn phím tiêu chuẩn PHA-4 Standard với bàn phím chạm mô phỏng ngà voi cùng tính năng Escapement –được đánh giá là một trong những bộ bàn phím tốt nhất trong phân khúc của chúng.

 

Ưu điểm:

 

– Am hiểu công nghệ cao( tính năng Bluetooth tích hợp hầu hết các mẫu đàn)

– Được tin tưởng trên toàn thế giới.

– Cơ chế bàn phím PHA-4/ PHA-50 tốt nhất trong phân khúc

– Ứng dụng Great Piano Partner 2( có thể sử dụng thông qua Bluetooth)

– Không hạn chế mẫu đàn piano acoustic làm mẫu.

 

Nhược điểm:

 

– Có ít mẫu đàn dành cho người mới học chơi

– Một vài khách hàng đánh giá tone của piano Roland hơi sáng quá.

– Giá cả có phần hơi cao.

 

2. YAMAHA.

 

Được thành lập năm 1887 với trụ sở chính là Hamamatsu Nhật Bản, Yamaha có các nhà máy đặt tại Nhật Bản, Trung Quốc và Indonesia với 28 112 nghìn nhân công(2017) với doanh thu khoảng 3673 triệu dollar(2017).

 

Đây là thương hiệu sản xuất piano tuyệt vời nhất trên thế giới cũng là thương hiệu phổ biến hiện nay. Đồng thời đây cũng là nhà sản xuất piano lâu đời nhất và lớn nhất với đa dạng các mẫu piano. Và có một sự thực rằng chiếc organ đầu tiên của hãng được sản xuất vào năm 1887 bởi chính Torakusu Yamaha. Là một thương hiệu Nhật Bản nhưng những chiếc đàn điện và acoustic của họ lại được sản xuất ở nhiều nhà máy lớn khác ngoài Nhật Bản như Trung Quốc và Indonesia trước khi xuất khẩu trên toàn cầu. Vào năm 2017, tổng doanh thu của công ty với tất cả các sản phẩm của mình vượt mức 3 tỉ dollar. Bí mất về sự thành công của Yamaha bắt nguồn từ nền tảng vững chắc của họ ở dòng piano acoustic.

 

Những chiếc đàn piano upright hay grand được sử dụng ở mọi nơi từ trường học cho tới các sân khấu hòa nhạc. Bộ máy của những chiếc đàn thực này rất đáng chú ý và cũng là điều kiện để những người thợ tái hiện lại và tạo ra những chiếc đàn điện có âm thanh kỹ thuật số. Trọng tâm của những cây đàn này là hệ thống búa đập xuất hiện trong tất cả các mẫu đàn kĩ thuật số. Bên cạnh đó, từ bàn phím GHS trong mức độ mới chơi cho đến GHX3 ở một vài mẫu đàn dòng Clavionas, Yamaha đều mang đến những trải nghiệm chạm phím cực kì chất lượng, là nghệ thuật của bộ máy đàn gỗ GrandTouch.

 

Với việc đưa ra những mức giá và lựa chọn khác nhau, đa dạng cho người tiêu dùng, chúng ta không quá ngạc nhiên khi thấy Yamaha chiếm tới 32,6% thị trường trong năm 2016.

 

Một trong những mẫu đàn phổ biến nhất với trẻ em và những người mới chơi piano là mẫu đàn có giá hợp lí và mức độ dành cho người nhập môn – PSR-E range và một vài mẫu đàn khác chỉ có giá chưa tới 200 dollar. So với mẫu đàn này, mẫu đàn Claviona nổi tiếng – một trong những mẫu đàn CLP upright thường có giá đắt gấp đôi. Những cũng có những trường hợp đặc biệt như mẫu đàn digital grand CVP-709G thì có giá tận 15000 dollar.

 

Với lịch sử lâu đời trong ngành công nghệ âm nhạc, Yamaha đồng thời cũng mang đến nhiều mẫu đàn piano trên sân khấu và trong các studio. Mẫu đàn nhỏ gọn vô cùng nổi tiếng của họ là P series có giá khởi điểm từ 400$ những đây đều là những sản phẩm với chức năng và độ chân thật cao, giá thành cũng vô cùng đa dạng. Cũng giống như những mẫu piano điện khác của Yamaha, chúng thực sự rất ổn định và đáng tin cậy – là một trong những đặc điểm nổi trội của thương hiệu.

 

Các cây đàn của Yamaha thường được bảo hành với thời hạn hơn 3 năm, nhưng với dòng Claviona thì có tận 5 năm bảo hành phản ánh được sự tự tin về máy móc mà Yamaha cung cấp cho những mẫu đàn này.

 

Dòng đàn pro-standard PSR-S nằm ở một phân khúc giá cao cấp hơn nhưng nó hoàn toàn tập trung vào vai trò của một arranger workstatons. Và một tên tuổi khác nổi bật dưới danh Yamaha còn là dòng piano Yamaha Montage, một trong những đối thủ nặng kí của các cây đàn rất được ưa chuộng như Korg Kronos và Nord Stage 3. Tính năng chung mà chúng sở hữu là có tới 6347 dạng sóng, cao gấp hai lần dòng MOXF, hơn 10000 arpeggios, công nghệ Seamless Switching Sound(SSS) và sequencer 16-track MIDI.

 

Sau đây là thông tin tóm gọn của những mẫu piano điện có mức độ phổ biến cao mà Yamaha cung cấp:

 

– P series: mẫu đàn di động cho người mới chơi cho đến những người ở trình độ cao hơn ( 400$ – 1500$)

 

– YDP series: loại đàn console dành cho các hộ gia đình, tương tự như dòng P nhưng không gọn nhẹ và dễ di chuyển bằng ( 800$ – 1500$)

 

– Claviona – mẫu đàn piano điện tại nhà cao cấp nổi tiếng nhất của Yamaha mang đến công nghệ tốt nhất mà Yamaha đang sở hữu (2000$ – 6000$).

 

Trong khi đó, họ cũng tiến những bước đầu tiên trong kỉ nguyên của đàn hybrid với dòng piano TransAcoustic thực sự là mẫu đàn acoustic kết hợp với những tính năng kĩ thuật số như kết nối tai nghe, điều khiển âm thanh cũng như khả năng mô phỏng lại những dòng đàn piano grand khác nhau qua ứng dụng di động.

 

Những sản phẩm, dòng đàn của Yamaha đều được sử dụng nhiều bởi các nghệ sĩ âm nhạc nổi tiếng, trong các studio tài năng trên toàn thế giới. Từ Stevie Wonder cho đến Justin Timberlake trong giới nghệ sĩ thế giới và thậm chí cả Alberto Pizzo hay HJ Lim trong giới chơi nhạc cổ điển, các cây đàn của Yamaha đều làm tốt vai trò của mình và được đánh giá cao.

 

Ưu điểm:

 

– Đa dạng các loại sản phẩm cho mọi mức ngân sách, mức độ chơi và nhu cầu.

– Có một lịch sử lâu đời trong lĩnh vực này

– Âm thanh mang đặc trưng của Yamaha

– Được biết đến trên toàn thế giới

– Dịch vụ chăm sóc khách hàng đảm bảo.

 

Nhược điểm:

 

– Dòng đàn giá thấp DPs chưa sở hữu bộ máy thực tế nhất (GHS)

– Thiết kế không có nhiều đột phá với một số mẫu đàn.

– Khá bảo thủ khi tiếp cận công nghệ mới.

 

3. CASIO.

 

Được thành lập vào năm 1964 tại Tokyo Nhật Bản, thương hiệu Casio có các nhà máy đặt tại Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan với 12 287 nhân công năm 2017 với tổng doanh thu lên tới 2953 triệu dollar. Là một công ty đa quốc gia lớn của Nhật Bản, Casio được biết đến nhiều với tư cách là thương hiệu đồng hồ, máy tính, máy ảnh hơn là nhà sản xuất piano kỹ thuật số.

 

Tuy nhiên, từ một nền tảng piano điện vững chắc, họ đã vươn lên là một trong những thương hiệu piano nổi bật nhất trên thế giới khi mà quãng thời gian họ định vị thương hiệu của mình trên thị trường còn chưa qua 15-20 năm.

 

Trong khi công ty được vận hành từ năm 1946 thì chiếc keyboard đầu tiên được bán ra là Casitone 201 phải đến tận 1980 mới được ra mắt. Phải cho đến tận khi dòng Privia được tung ra thị trường vào năm 2003 thì Casio mới thực sự đánh dấu tên tuổi của mình trong ngành công nghiệp này.

 

Trọng lượng nhẹ, gọn gàng và mức giá hợp lí đã khiến Casio nhanh chóng có được chỗ đứng của mình trên thị trường bên cạnh những “gã khổng lồ” như Yamaha. Những chiếc piano của họ được biết đến nhiều với việc thân thiện với ngân sách và kết hợp tốt với cả người mới chơi hay người chơi chuyên nghiệp. Tuy nhiên họ không bị lỗi mốt với công nghệ và thâm chí một số tính năng trên những chiếc đàn của họ chỉ có thể tìm thấy ở những mẫu đàn đối thủ có mức giá cao hơn nhiều.

 

Dòng đàn piano Celviano là một ví dụ điển hình cho sự đối sánh với mẫu đàn Claviona của Yamaha. Chiếc đàn của Casio sở hữu công nghệ âm thanh hàng đầu AiR Grand Sound Source và loa mô phỏng âm thanh acoustic đa chiều nhưng lại rẻ hơn tới cả nghìn đô. Mặc dù bạn sẽ không có được chất lượng tương đương như một cây Claviona vì họ sử dụng bộ máy của dòng Privia cho dòng Celviano nhưng đây thực sự là một lựa chọn chất lượng nếu bạn có ngân sách hạn hẹp.

 

Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn ít khi nhìn thấy các mẫu đàn của Casio được biểu diện trên sân khấu hay dùng trong các studio. Tuy nhiên, họ luôn nỗ lực hỗ trợ các nhạc sĩ trẻ trong chương trình Grammy Foundation, họ làm việc với rất nhiều nghệ sĩ đương đại như Earth Wind & Fire’Lary Dunn và nhà soạn nhạc kiêm ca sĩ Rachel Sage. Dẫu vậy thì mức giá rẻ của chúng cũng mang đến thế mạnh giúp chúng trở thành đối thủ có sức cạnh tranh đáng gờm.

 

Bảo hành của Casio dành cho dòng Privia là 3 năm trong khi Celviano là 5 năm, là khá dài so với mặt bằng chung ( thông thường mức bảo hành của các hãng khác là 12 tháng).

 

Bởi vì Casio thường tập trung chủ yếu vào những người trẻ và những người mới chơi đàn nên chế độ âm thanh cũng như giao diện người dùng cũng rất thân thiện. Nhờ đó mà bạn không cần tìm những điều chỉnh phức tạp hay bộ điều chế mà chúng có sẵn trên đàn, thuận tiện cho việc cung cấp các hiểu biết, tăng sự tự tin cho người dùng khi sử dụng piano điện.

 

Trong khi mẫu đàn gọn nhẹ room-filling PX series có mức giá từ 400$ cho PX 160 đến 1200$ cho PX 560 dành cho việc học thì mẫu đàn CDP – sản phẩm chiến lược dành hco người mới chơi có mức giá thấp hơn mặc dù cũng sở hữu hệ thống búa gõ nặng và đôi loa thông minh.

 

Dòng đàn Privia được đánh giá là mẫu đàn nổi tiếng nhất của Casio bao gồm đa dạng các thể loại piano điện từ console cho đến portable và có nhiều mức giá khác nhau.

 

Ưu điểm:

 

– Giá cả hợp lí

– Thân thiện với người mới học

– Giá trị xứng đáng với giá thành

– Không giới hạn mẫu đàn piano acoustic làm mẫu ( các thương hiệu lớn như Yamaha hay Kawai thường sử dụng chính những chiếc piano acoustic của riêng họ)

– Có nhiều tính năng trong mẫu đàn Casio DPs mà chỉ có ở những mẫu đàn có mức giá cao hơn nhiều của các thương hiệu khác.

 

Nhược điểm:

 

– Có ít dòng sản phẩm

– Không có nhiều keyboard sở hữu các ưu điểm tốt

– Hệ thống búa Tri-sensor Scaled Hammer Action II được sử dụng trong dòng Privia có xu hướng hơi ồn so với các đối thủ khác.

 

4. KAWAI.

 

Năm 1927, Kawai được ra đời tại nhà máy Hamamatsu Nhật Bản nay đã mở rộng với các chi nhánh tại Indonesia và Trung Quốc với khoảng 2886 nhân việ(2016) và doanh thu là 652 triệu dollar năm 2018. Nếu bạn muốn nghe được âm thanh trau chuốt hơn cả Roland thì Kawai thực sự là một chuyên gia piano chính gốc về cả lĩnh vực acoustic lẫn kĩ thuật số. Mặc dù Kawai không nổi tiếng toàn cầu như Yamaha hay Roland nhưng chúng lại có mở rộng được thị trường lớn trong những năm gần đây tới Nga, Mỹ, Trung Quốc.

 

Các sản phẩm của họ cũng thực sự có chất lương với đại diện là dòng piano upright CN series đã giành giải thưởng MMR Dealer’s Choice “Home Digital Piano Line of the Year” vào năm 2014 và sản phẩm tiếp theo của họ cũng xuất sắc nhận được giải thưởng này hằng năm kể từ đó.

 

Kawai là một nhãn hiệu đắt tiền nhưng họ nhận thức được việc họ tiếp thị các sản phẩm nhạc cụ cao cấp dành cho những người chơi chuyên nghiệp.

 

Một trong những cây đàn dành cho sân khấu của họ có tên MP11SE mang đến hàng loạt các tính năng tùy chỉnh kĩ thuật số mà không ảnh hưởng đến âm thanh thực nhưng bạn sẽ phải trả cái giá đắt gấp 3 lần cho chúng. Trong khi đó, òng đàn portable mức độ thấp ES110 và dòng đàn chuyên nghiệp ES8( đối thủ mạnh mẽ của Yamaha P515 và Roland FP90 – những mẫu đàn piano điện có âm thanh chân thực nhất trên thị trường hiện nay) có giá lần lượt là 700$ và 2000$. Do đó, nếu bạn có ý định mua đàn của Kawai, có rất nhiều lí do thuyệt phục để bạn có cảm giác muốn mua những mẫu đàn thuộc phân khúc cao hơn. Chiếc đàn CN-37 nằm trong dòng đàn tầm trung với 256 note đa âm, 352 âm thanh và mặt đàn sáng bóng có giá tới 3000$.

 

Trong khi đó, dòng piano CP tập trung vào nguồn điện output mạnh mẽ mà không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh và phiên bản grand của chúng là loại piano grand điện nặng nhất trên thị trường hiện nay có mức giá cao tới 20000$. Ở dòng đàn thấp hơn, Kawai cũng có sẵn những mẫu đàn tuyệt vời có khả năng cạnh tranh cao với phân khúc giá phổ thông là ES110 và KDP110.

 

Điều quý giá nhất trong toàn bộ các sản phẩm của Kawai chính là âm thanh và chạm phím – hai lĩnh vực quan trọng nhất của ngành chế tác piano. Phần lower register trong dải âm thanh rất ấn tượng với nguồn ra nộ lực, âm thanh piano được hòa âm hài hòa. Các phím đàn Grand Feel được làm bằng gỗ và hoạt động trên cùng hệ thống trục xoay với các mẫu piano Kawai upright trong khi bộ máy RHIII plastic lại vẫn hành cơ chế triple sensor key action. Dù bạn có muốn mua chiếc đàn nào của Kawai thì cả bộ máy và âm thanh của đàn đều đạt tới đỉnh cao. Điển hình là cây đàn NV10 có phím đàn nặng từng phím với sự tái tạo âm thanh hoàn chỉnh của bộ máy đàn piano acoustic, sử dụng các cảm biến quang học chính xác cũng như cơ chế hybrid damper độc đáo nhất trên thị trường hiện nay. Với mức giá dưới 10000$, chiếc đàn này là một trong những sản phẩm cao cấp có giá tốt nhất mà Kawai tung ra.

 

Ưu điểm:

 

– Tập trung hoàn toàn vào piano acoustic và piano điện.

– Các nhạc cụ được đánh giá cao nhờ tính chân thực ở mọi khung giá.

– Được biết đến với bộ cơ chế bàn phím có cảm giác tự nhiên và âm thanh chân thực

– Đa dạng các lựa chọn đàn piano điện cho hộ gia đình.

 

Nhược điểm:

 

– Không có những mẫu synth, arranger hay workstation department.

– Ít đàn dành cho người mới chơi

– Không nổi tiếng toàn cầu như Yamaha hay Roland

– Giá khá cao

 

5. KORG.

 

Korg là thương hiệu piano được thành lập với trụ sở chính ở Inagi Nhật Bản vào năm 1962 sau đó mở rộng nhà máy tới Italy, Trung Quốc và Việt Nam với 290 nhân công. Người thành lập ra hãng đàn này được biết đến với tên gọi Keio Electronic Laboratories chuyên về sản xuất kĩ thuật số piano, bàn đạp, các thiết bị ghi âm, synthesizer và guitar.

 

Họ tập trung lớn nhất vào mảng công nghệ kĩ thuật số và nó thể hiện trong việc phân loại sản phẩm như workstation hay synth-heavy. Trên thực tế, họ là một trong những nhà sản xuất có sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới với dòng workstation dành cho studio và được biết đến nhiều cùng với Nord. Họ bước chân vào thị trường piano điện trong thời gian mới đây và thực sự có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ dù không có những dòng sản phẩm giá thành cao.

 

Mẫu đàn G1 Air là một ví dụ điển hình cho dòng piano điện upright hàng đầu với mức giá 1600$.

 

Và mặc dù chúng không nặng về các tính năng hay đắt tiền hơn những dòng đàn của Yamaha, Roland, Kawai thì cơ chế búa gõ RH3 vẫn thật sự rất cạnh tranh với các hãng khác, kinh nghiệm kĩ thuật số mà họ đúc kết được từ việc đặt nặng mối quan tâm về công nghệ trong suốt các năm qua đã được thể hiện triệt để. Điều mà piano điện Korg đặt nặng là chất lượng về âm thanh. Dòng sản phẩm mới như B1SP có hẳn bộ loa 50W và công nghệ Motional Feedback tập trung vào việc duy trì âm thanh thấp ổn định, không bị biến dạng. Trong khi đó, G1 Air sản xuất ra âm thanh mượt mà với kích thước của nó, tập trung tối đa để nỗ lực mang đến những sân khấu lớn màn biểu diễn hoành tráng dù mức giá rẻ hơn so với đối thủ.

 

Bởi vì Korg nặng về âm thanh nên họ cũng có dải input và output để phục vụ cho mọi tình hướng. Và với thiết kế thông minh, các cây đàn cũng mang đầy sự sáng tạo. Các cạnh đàn upright của Korg có những đường cong uốn lượn khác biệt và thay vì có sideboard hỗ trợ, chúng có những chân trước độc lập khác hẳn so với những hãng khác. Điều này có thể khiến sản phẩm trở nên nhẹ hơn nhưng không khiến chúng mất đi sự ổn định của đàn.

 

Thông qua thế giới của những chiếc đàn piano dành cho sân khấu, bạn sẽ tìm thấy Korg là một phần tử nhỏ trong đó. Kronos và Kronos LS được sử dụng trên toàn thế giới với những tay chơi keyboard điệu nghệ cho đến những ban nhạc siêu sao như Queen. Các phím điều khiển và màn hình trực quan cảm ứng cung cấp một loạt các tùy chọn trực tiếp và được thu âm lại nhưng thực sự chất lượng của bàn phím không hề thất vọng một chút nào. Và nó cũng không khiến bạn trở nên nợ nần nếu như bạn cần mua một chiếc piano điện di động.

 

Cây đàn Kronos có giá khoảng 3000$ đến 4000$ phụ thuộc vào cấu hình, trong khi bàn phím Krome lại có giá phải chăng hơn. Một lĩnh vực khác mà Korrg cũng chú trọng là arranger workstation pro grade và phổ biến là Pa series rất được ưa chuộng bới những người viết nhạc, những nhạc công cung cấp một chất lượng âm thanh cao nhất và phong cách phù hợp cho nhiều kiểu nhạc khác nhau.

 

Ưu điểm:

 

– Một số nhạc cụ vẫn còn được sản xuất ở Nhật Bản.

– Là chuyên gia về synth pro grade, keyboard và workstation.

– Không giới hạn piano acoustic lấy mẫu

– Tập trung vào tầm quan trọng của hệ thống loa chất lượng cao tích hợp

– Cơ chế bàn phím RH3 được sử dụng trong những keyboard cao cấp có tính cạnh tranh cao

 

Nhược điểm:

 

– Phạm vi nhỏ các mẫu piano điện dành cho người tiêu dùng

– Một số mẫu đàn giá rẻ thiếu những tính năng có thể tìm thấy ở các đối thủ khác

– Không nhiều sự lựa chọn cho những keyboard cho người mới chơi.

 

6. NORD.

 

Nord được thành lập tại Stockholm Thụy Điển vào năm 1983 với 30 nhân viên và doanh thu là 20 triệu dollar, được cho là đối thủ xứng tầm với Casio. Đây là thương hiệu duy nhất được đề cập không xuất phát từ Nhật Bản. Công ty Thụy Điển này tập trung vào những dòng sản phẩm chất lượng cao, chuyên nghiệp hay dành cho các studio với những tính năng và chất lượng kết hợp hài hòa.

 

Công ty được vận hành từ năm 1983 dưới tên Clavia Digital Music Instrument và có ít dòng sản phẩm nhất trong tất cả các thương hiệu, chỉ đơn thuần tập trung vào synthesizer và piano cho sân khấu. Điều đặc biệt là lớp sơn đỏ bóng bên ngoài của đàn kiến cho chúng trở nên dễ nhận diện thương hiệu nhất trên thị trường.

 

Một ví dụ khi bạn có được chiếc Nord Piano 4 với hệ thống cơ chế bàn phím nặng, đó còn là cơ chế được thiết kế bởi một bên thứ ba – Fatar chứ không phải chỉ được phát triển trong nổi bộ. Điều đó không nói lên được họ không xuất sắc trong việc chế tác piano, nhưng đó cũng là một phần lí do mà bạn hiếm khi nhìn thấy Nord ngoài được sử dụng trên sân khấu hay trong studio. Họ không tập trung vào việc làm hài lòng những người nghệ sĩ cổ điển – người tạo ra sự giao thoa với các màn biểu diễn trên sân khấu mang tính kĩ thuật số. Có rất nhiều nhạc cụ được tạo ra bởi những người có tư duy kĩ thuật với chuyên môn về synth đáng ngưỡng mộ và một niềm thích thú thực sự với các màn biểu diễn kĩ thuật số trực tiếp. Trên thực tế, một loạt các knobs và nút ấn khi dùng trong tình huống trực tiếp, bạn có thể nghĩ đến việc lặp lại chúng, làm mẫu hay đặt tên.

 

Một trong những chiếc đàn tuyệt vời cho sân khấu mà chúng ta phải kể đến đó là Electro và Stage có mức giá đắt tương tự. Cây đàn Electro 6D 61 là mẫu đàn rẻ nhất có mức giá dưới 2000$ những mẫu đàn Piano and Stage lại có giá tới 300$ và tăng lên dựa theo mức độ mà bạn yêu cầu.

 

Về mẫu synthesizer thì Nord Lead 4 chắc chắn là người dẫn đầu thị trường với việc cung cấp synthesis đa sóng, stacking đa nhiệm và synthesis hard and soft. Đó là một trong những sản phẩm đắt nhất trên thị trường.

 

Việc bảo hành cho các sản phẩm của Nord cũng phụ thuộc vào các nhà phân phối những công ty thì thường đảm bảo 1 năm kì hạn kiểm soát chất lượng sản phẩm.

 

Danh sách những nghệ sĩ yêu thích Nord dường như dài vô tận mặc dù phần lớn là thu hút được các nhạc sĩ hay di chuyển, lưu diễn phản ánh sự quan tâm của họ vào nhu cầu hiện đại trên các sân khấu và trong phòng thu.

 

Nord thành lập cách đây không quá lâu và đặc biệt khi chỉ tập trung vào dòng piano điện sân khấu chuyên dụng. Do đó mà nó đã trở thành một đối thủ đáng gờm với những ông lớn như Roland hay Yamaha.

 

Ưu điểm:

 

– Chế tác thủ công ở Thụy Điển

– Có chất lượng notch cao

– Rất phổ biến với những nghệ sĩ chuyên nghiệp

– Có những chuẩn mực cao

– Cơ chế bàn phím RH3 sử dụng ở những dòng keyboard cao cấp rất cạnh tranh

 

Nhược điểm:

 

– Đắt tiền

– Hạn chế các loại đàn

– Không phải là lựa chọn tốt cho những người học piano cổ điển.

 

Những thương hiệu piano và keyboard mà bạn cần tránh mua phải.

 

1. WILLIAMS:

 

Về mặt này, bạn có thể nghĩ ngay tới Williams – công ty sản xuất các nhạc cụ có vẻ ngoài bóng bẩy với những chỉ số tương tự các đối thủ của mình trên giấy tớ nhưng sự thật nó không hề đáng giá như vậy.

 

Chiếc đàn cho người mới chơi Legato III có mức giá dưới 500$ trong khi piano điện upright Overture 2 có giá 700$. Nhưng giá thành rẻ cũng là ưu điểm duy nhất mà chiếc đàn có được. Những dòng đàn giá thấp có nhược điểm là những chiếc đàn này không có bộ máy cơ khí để tạo nền tảng cho sự thẩm mỹ. Dải nhạc và chất lượng mẫu thật sự rất đáng thất vọng và đôi loa dù có mạnh mẽ nhưng âm thanh nghe cũng không hay, chúng đánh lừa thính giá với khả năng chơi ổn định.

 

Bàn phím chạm nhạy lại có cảm giác giống như thời vẫn còn sơ khai khi so sánh với hệ thống bán phím búa gõ tiên tiến hiện nay. Do đó nó khiến cho người chơi thiếu sự kiểm soát, khiến bạn như đang chơi với một cây đàn cứng nhắc, kém linh hoạt thời 30 năm về trước.

 

Thương hiệu này thuộc sự sở hữu của Guitar Center nhưng các nhạc cụ của họ chủ yếu sản xuất bởi nhà mà bên ngoài Nhật Bản nằm ở Trung Quốc. Nhưng thật ngạc nhiên khi những cây đàn của Williams luôn được quảng bá rộng rãi thông qua những của hàng của Guitar Center như Music’s Friend, Woodwind & Brasswind.

 

2. ARTESIA.

 

Về mặt giá cả, Artesia có phân khúc giá tương đương thương hiệu Williams và họ cũng tập trung chủ yếu đàn cho những người mới chơi hơn là những người chơi dày dạn kinh nghiệm. Nếu bạn là người cuồng nhiệt những sản phẩm của Yamaha hay Kawai thì bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi chọn mua sản phẩm của hãng này – một cây AG-28 chỉ có giá khoảng 1500$. Đối với dòng đàn giá thấp, nó lại thực sự không đáng để được coi như là giải pháp tiết kiệm hợp lí nhất.

 

Chất lượng kết cấu của nhạc cụ hãng Artesia ở mức trung bình nếu không muốn nói là tệ. Họ tiết kiệm tới mức cắt giảm các bộ phận bên phải, bên trái và thậm chí là trung tâm của cây đàn. Dòng đàn PA table top hướng đến người chơi sơ cấp dường như còn chẳng thể trụ vững với bất cứ tác động nào. Còn về mặt máy móc, mọi thứ đều tụt hậu so với những thương hiệu lớn. Các bộ máy đều thực hiện với lò xo và theo biện pháp cơ học, âm thanh thì mỏng và vụn vặt, các tùy chọn chương trình có rất ít.

 

Thương hiệu này là một minh chứng rõ ràng cho câu tục ngữ đại ý rằng bạn sẽ có được thứ xứng với đồng tiền bạn trả.

 

3. MỘT SỐ HÃNG KHÁC:

 

Không chỉ là hai thương hiệu piano bên trên mà còn rất nhiều nhãn hiệu piano nhỏ lẻ khác không xứng đáng với số tiền mà bạn phải trả như Omega hay Galileo.

 

Và một trong những nhãn hàng tiềm năng mới mà bạn có thể tham khảo là Suzuki. Họ tạo dựng nên danh tiếng của mình với đậm chất Á Đông giữa hàng ngàn các thương hiệu piano đình đám với phương pháp và những loại bàn phím đa dạng. Tuy nhiên điểm mấu chốt là ở dòng piano giá thấp, các cây đàn dễ bị trầy xước nếu không cẩn thận.

 

Một số thương hiệu tạm chấp nhận:

 

Hai thương hiệu dưới đây là hai hãng mà tôi không thể xếp vào 1 trong hai mục: tốt hay tồi tệ. Mặc dù vậy, tôi không hoàn toàn khuyên bạn không nên mua chúng mà trong nhiều trường hợp tôi vẫn đánh giá hai mẫu dưới đây là sự lựa chọn tuyệt vời hơn cả so với một số thương hiệu khác.

 

1. KURZWELL.

 

Trở về những năm 1980 tại thời điểm mà Kurtzweil vẫn còn là người dẫn đầu thị trường piano. Một sự kết hợp lạ lùng giữa Stevie Wonder và người kỹ sư Raymond Kurtzweil – người phát triển máy đọc chữ cho người mù – đã cho thấy được sự vươn lên mạnh mẽ của thương hiệu hàng đầu trên thị trường nhờ sự mô phỏng chất lượng âm thanh của piano acoustic.

 

Bây giờ thì những bộ máy này vẫn khá tốt và mức giá họ đưa ra thì thực sự là không có đối thủ nào có ưu đãi tốt hơn vậy ( dòng đàn đối trọng với Claviona, M110 chỉ có giá chưa tới 1200$)

 

Tuy nhiên, họ lại có nhược điểm về bàn phím, thứ mà khá là lỏng lẻo , nặng nề và gợi nhỡ về những bộ bàn phím nhựa nhiều năm về trước. Điều này cũng dễ lí giải khi họ chuyển nhượng thương hiệu về tay Young Chang, thuộc quyền sở hữu của Huyndai nên chúng không cùng mức độ tập tập trung cũng như có thêm bất cứ cải tiến nào khá hơn.

 

Thực tế thì đế chọn lực được cây đàn đáng giá của thương hiệu này thì bạn nên để ý đến dòng đàn cao cấp hơn. Ví dụ như cây đàn CUP 320 có giá chỉ khoảng 2000$ nhưng lại có hiệu suất âm thanh tới 100W, màn hình hiển thị thông minh và nhiều tùy chỉnh người dùng đa dạng. Ở phân khúc đàn piano dành cho sân khấu hàng đầu – bạn sẽ phải chi trả nhiều hơn một chút cho Kurzweil Forte với 16 GB âm thanh và 23 bộ điều chỉnh chương trình. Nhưng có một vấn đề là khả năng chạm khá khiêm tốn nên nếu dành 2000$ cho một cây đàn, tôi vẫn muốn đạt được gì đó nhiều hơn.

 

2. ALESIS.

 

Alesisi là một thương hiệu khá có tiếng khác được thành lập để sản xuất các nhạc cụ âm nhạc điện tử và các thiết bị âm thanh từ 30 năm trước. Ngày nay, chuyên môn của họ là về các bộ trống, multipads, MIDI-keyboard và các thiết bị ghi âm. Chúng được đánh giá là làm khá tốt những lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, nếu bạn tìm kiếm những mẫu đàn piano điện chất lượng cao thì tôi khuyên bạn nên tìm hiểu những hãng lớn trước vì Alesis không có nhiều kinh nghiệm cũng như bí quyết khi sản xuất piano. Thương hiệu này cũng tập trung hướng tới những nhà sản xuất âm nhạc( trong phòng thu) thay vì người chơi đàn piano đang tìm kiếm những thanh âm tự nhiên, sắc thái phong phú và cơ chế bàn phím chân thực.

 

Tuy nhiên nếu bạn chỉ mới bắt đầu chơi, một chiếc đàn Alesis sẽ là lựa chọn tiết kiệm tốt nhất để bạn có một nền tảng chắc chắn khi học chơi piano. Một trong những mẫu đàn đáng xem xét ở thương hiệu này là mẫu Alesis Recital Pro – sản phẩm độc đáo hơn hẳn những cây đàn khác của Alesis với 88 phím đàn hoàn toàn nặng cũng như mang đến âm thanh cổ điển khá chất lượng.

 

KẾT LUẬN:

 

Thị trường piano ngày càng rộng lớn nhưng cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không bị ngăn cản bởi những cây đàn hạn chế. Những thương hiệu mà tôi đề cấp đến ở bên trên đều thuộc dòng đàn tuyệt vời nhất phù hợp cho bất cứ người chơi nào ở mọi cấp độ với một giá thành tầm trung. Hơn thế nữa, bạn thường có xu hướng lựa chọn những cây đàn hợp với khả năng chơi củ mình trước nhất nhưng sự ổn định, chắc chắn và các dịch vụ bảo hành cũng quan trọng không kém dù bạn là ai hay bạn mua vì đàn vì lí do gì.

 

Về mặt công nghệ, khả năng chạm của đàn là thứ cần tìm hiểu kĩ lưỡng nếu bạn đã từng rất quen thuộc với thế giới piano acoustic. Một công ty sản xuất hàng đầu sẽ chú trọng đến cảm giác mà piano mang đến cũng như sự hội nhập với thời đại công nghệ mới. Thêm một điều quan trọng nữa là bạn phải đảm bảo rằng piano của bạn cần có nhiều tùy chọn kết nối để chắc chắn rằng nó sẽ không bị tụt hẫu với sự phát triển tự nhiên của công nghệ toàn cầu.

 

Và nếu bạn có bất cứ kinh nghiệm nào về các thương hiệu đàn đáng dùng hay không nên mua, hay cùng chia sẻ nhé?

 

Bạn đã chọn lựa mẫu đàn nào cho mình? Hãy để lại bình luận bên dưới và cùng nhau thảo luận. Và dĩ nhiên nếu bài viết này hữu ích cho bạn, hãy cùng chia sẻ cho những người bạn xung quanh nữa! Cảm ơn vì đã đọc.