Đàn piano không chỉ là một nhạc cụ mà còn là một trong những công cụ để con người thư giãn và giải trí sau những ngày làm việc mệt mỏi. Với tác dụng tuyệt vời mà đàn piano đem lại cho người chơi, rất nhiều người đã quyết định học loại nhạc cụ này. Tuy nhiên trong quá trình dạy và học, không ít giảng viên lẫn học viên mắc phải những sai lầm không đáng có, dẫn đến kết quả học tập không đạt được như mong muốn. Vì thế, để các bạn khắc phục những sai lầm này, giúp người học đàn và người dạy đàn có được một khóa học thành công thì dưới đây chúng tôi sẽ có những chia sẻ hữu ích.
Nội dung buổi học đầu tiên không phù hợp
Khi mới bắt đầu học đàn piano, ai cũng mong muốn được tiếp cận với cây đàn và học đánh những bản nhạc hay nhất. Tuy nhiên, các giảng viên lại muốn học sinh của mình có những kiến thức cơ bản nhất, do đó họ thường hay thao thao bất tuyệt về những kiến thức lý thuyết.
Những kiến thức nhàm chán này khiến học viên cảm thấy chán nản và nặng nề. Để tránh tình trạng này, các giáo viên nên linh động trong việc dạy, hãy đan xen giữa lý thuyết và thực hành để tạo cảm giác mới mẻ và hứng thú cho học viên của mình.
Giảng viên không biết cách tạo sự tự tin cho học sinh
Hiện nay, số người lớn tuổi đi học đàn piano rất nhiều, họ mong muốn chơi được những bản nhạc hay nhất để đàn cho mọi người nghe. Những học sinh lớn tuổi hoặc khả năng tiếp thu quá kém sẽ thường xuyên mang cảm giác tự ti khi học đàn. Họ cảm thấy mình không có năng khiếu bẩm sinh, không có khả năng học đàn. Nếu giáo viên không động viên, tạo những lời khích lệ cho họ thì mọi người rất dễ rơi vào tình trạng chán nản không muốn học.
Học sinh không biết những lỗi sai khi luyện tập
Nếu một lớp học đàn có quá nhiều học viên, trong quá trình dạy giáo viên không thể quan sát hết được các học viên. Do đó, giáo viên không thể chỉ ra lỗi sai trong quá trình luyện tập cho từng học viên. Chính điều này, khiến nhiều người mới học đàn piano giữ thói quen không tốt hoặc mắc sai lầm đến khi biết chơi đàn. Và khi đã thành thói quen thì rất khó khắc phục.
Để tránh được điều này, các bạn nên tìm hiểu trung tâm uy tín để chọn lớp học đàn piano có số lượng học sinh phù hợp. Hãy tìm hiểu và nhờ những ai có kinh nghiệm trong việc học đàn piano để tham khảo nhé.
Người học luyện tập đàn quá nhiều
Với mong muốn nhanh chóng đàn được những bản nhạc hay, nhiều người mới học đàn piano quá vội vàng trong quá trình luyện tập. Họ cố gắng đánh đàn, tập đàn nhiều nhất trong mỗi lần tập.
Với suy nghĩ luyện tập càng nhiều thì càng nhanh biết chơi piano. Đây là suy nghĩ quá sai lầm, bởi nếu bạn đánh đàn quá nhiều trong một lần, các ngón tay sẽ rất dễ bị đau, bị tổn thương. Khi tay bị đau, cơ thể sẽ mệt mỏi, từ đây sự chán nản sẽ làm bạn không muốn học đàn nữa.
Để luôn duy trì được hứng thú với đàn piano, các bạn nên thực hành khoảng 15 hoặc 20 phút mỗi ngày trong một tuần đầu. Khi cơ tay đã bắt đầu thích nghi với chuyển động mới thì bạn có thể tăng thời gian luyện tập lên 30 đến 45 phút. Với thời gian luyện tập phù hợp, khóa học piano của bạn sẽ diễn ra một cách nhẹ nhàng nhất.
Không tạo được thói quen luyện tập
Khá nhiều bạn học piano theo cảm hứng, khi nào cảm thấy thoải mái thì đem đàn ra học, khi nào chán thì đem nhạc lý ra học. Nếu bận thì thôi, ngày nào rảnh ta sẽ học tiếp. Đây là một trong những hành động và suy nghĩ sai lầm khiến việc học đàn piano kéo dài mãi mãi.
Để có được những thành quả tốt nhất trong việc học piano, bạn cần tạo cho mình một thói quen luyện tập. Việc học đàn cần được duy trì hàng ngày, hàng tháng và hàng năm. Với sự kiên trì luyện tập, chắc chắn khóa học piano của bạn sẽ có kết quả thành công ngoài mong đợi.
Trên đây là những sai lầm trong việc dạy và học piano của người mới bắt đầu mà chúng tôi muốn chia sẻ cho mọi người. Hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có những kiến thức và kinh nghiệm tốt nhất để học piano.